Close
Free HTML5 Bootstrap Template

About Me

Francisco Assisi. Maria
Nguyễn Yên CRM

GIÁO LÝ VỀ ĐỨC MẸ MARIA

NHỮNG NGUYÊN LÝ

 

15. Maria học thuyết dựa trên những nguyên lý nào?

Maria học thuyết được đặt nền tảng trên năm nguyên lý: một nguyên lý chính và bốn nguyên lý phụ.

 

16. Nguyên lý thứ nhất là gì?

Nguyên lý thứ nhất hay là trung tâm điểm của mọi học thuyết về Đức Trinh Nữ Maria là chức làm Mẹ Phổ Quát, còn gọi là Mẫu Quyền Phổ Quất của Đức Mẹ: Đức Maria là Mẹ Đấng Tạo Thành và Mẹ mọi hoại thụ tạo (gồm Thiên Thần và Loài người).

Thật vậy, trong chương trình Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria đã trở nên MẸ CHÚA KITÔ để trở nên MẸ THIÊNG LIÊNG mọi tín hữu là Chi Thể Huyền Nhiệm Chúa Kitô. Như thế Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô toàn diện gồm ĐẦU (Giêsu) và CHI THỂ (nhân loại), chỉ khác nhau về hai phương diện: Về phần xác, Người là Mẹ thể lý Chúa Kitô, về phần hồn, Người là Mẹ Thiêng liêng của nhân loại: Đức Mẹ Maria hiện diện ở giữa để liên kết nhân loại với Chúa Kitô. Đức Mẹ đã thi hành nhiệm vụ môi giới giữa hai bên: Cung cấp cho Chúa Kitô sự sống tự nhiên của loại thụ tạo và nhờ Chúa Kitô thông ban sự sống siêu nhiên của Đấng Tạo Thành cho loài thụ tạo.

Bởi đó, người ta nhận thấy rõ Sự Trung Gian Phổ Quát của Đức Mẹ là hiệu quả tất yếu của Mẫu Quyền Phổ Quát. Sự trung gian phổ quát chỉ có thể nhận thức được trong việc thi hành Mẫu Quyền Phổ Quát. Chính Mẫu Quyền Phổ Quát này là lý do hiện hữu của Đức Mẹ, hình thành sứ mệnh cao cả của Mẹ, là nguồn gốc mọi đặc ân Thiên Chúa ban tràn đầy cho Đức Mẹ.

Vì thế, nguyên lý đệ nhất của mọi học thuyết, mọi kiến thức về Thánh mẫu là MẪU QUYỀN PHỔ QUÁT của ĐỨC MARIA. Người cần phải là Mẹ, Người hoàn toàn là một Bà Mẹ.

 

17. Bốn nguyên lý phụ là gì?

Bốn nguyên lý phụ từ đó rút ra học thuyết Thánh Mẫu là:

1.     Nguyên lý phi thường.

2.     Nguyên lý xứng hớp.

3.     Nguyên lý siêu việt.

4.     Nguyên lý tương đồng tương tự với Chúa Kitô.

Cả bốn nguyên lý này đều dẫn xuất từ nguyên lý đệ nhất và duy nhất về mọi kiến thức Thánh Mẫu Học.

 

18. Nguyên lý phi thường được trình bày ra sao?

Nguyên lý phi thường, hay đặc biệt, có thể được giải thích như sau: Đức Trinh Nữ Maria là một thụ tạo hoàn toàn trổi vượt, Người ở một địa vị vô song, vì thế Người có quyền hưởng những đặc ân riêng biệt không thể xứng hợp với bất cứ thụ tạo nào khác.

1.    Nguyên lý xứng hợp được diễn giải như thế nào?

Nguyên lý xứng hớp có thể được diễn giải như sau:

Phải qui về Đức Trinh Nữ Maria tất cả mọi tuyệt hảo thực sự xứng hợp cho phẩm chức Mẹ Thiên Chúa và Đấng Trung Gian của nhân loại, miễn là chúng có nền tảng trong mặc khải, không tương phản với lý trí và đức Tin.

Thánh Thôma Tiến Sĩ đã quả quyết rằng: “ Khi Thiên Chúa trao một sứ mệnh đặc biệt cho người nào, Ngài cũng ban cho họ tất cả những tài năng và ân sủng cần thiết để hoàn thành sứ mệnh đó”.

(Summa Theologica III, a, Q.27, Art. 4)

2.   Nguyên lý siêu việt được hiểu theo nghĩa nào?

Nguyên lý siêu việt được quảng diễn như thế này:

Thiên Chúa ưng ban cho Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Vương toàn thể các Thánh những đặc ân về tự nhiên, về ân sủng, và về vinh quang mà lòng nhân hậu của Ngài đã ban cho các bậc phúc nhân.

Điều này cần phải có, bởi sự ưu việt vô song của Đức Trinh Nữ Maria, không những chỉ trên một thánh nhân, mà là trên toàn thể các Thánh.

3.    Nguyên lý tương đồng hoặc tương tự với Chúa Kitô được diễn giải thế nào?

Nguyên lý tương đồng hoặc tương tự với Chúa Kitô được diễn giải như sau:

Nhân tính của Chúa Kitô được hưởng một số đặc ân. Giữ đúng với mọi tỉ lệ, Đức Trinh Nữ Maria cũng được hưởng một số đặc ân tương xứng với địa vị của Người.

Phẩm chức làm Mẹ Thiên Chúa và là người Đồng hành với Chúa Kitô trong suốt lộ trình cứu thế đòi hỏi như vậy.

Vả lại, mẹ thì giống con, bạn đường hợp với người đồng hành.

Những lợi ích

1.   Đâu là những lợi ích chính của việc học hỏi về Đức trinh Nữ Maria?

Những lợi ích chính của việc học hỏi về Đức Mẹ Maria gồm có ba:

1.    Giúp chúng ta dễ dàng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa.

2.    Dễ dàng nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu.

3.    Dễ dàng nhận biết và yêu mến chính Đức Trinh Nữ Maria.

Những hiệu quả này mang lại cho việc học hỏi khoa Thánh Mẫu một thích thú đặc biệt.

 

(từ số 19-22?)

 

23. Phải học hỏi thế nào để cảm thất thích thú về khoa Thánh Mẫu học?

Muốn được tiến bộ và thích thú trong việc học hỏi về khoa Thánh Mẫu, phải học hỏi với tình yêu, lòng nhiệt thành và có phương pháp.

Phân chia

 

24. Làm thế nào để có một ý niệm xác thực về Đức Trinh Nữ Maria?

Muốn có một ý niệm xác thực về Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta phải học hỏi về lịch sử, về việc sùng kính và tín lý về Đức Mẹ Maria.

 

25. Giáo lý về Đức Mẹ được chia làm mấy phần?

Giáo lý về Đức Mẹ Maria có thể được chia làm ba phần:

Phần I: Lịch sử Đức Mẹ Maria.

Phần II: Tín lý về Đức Mẹ.

Phần III: Việc sùng kính Đức Mẹ.